Ngày 08.11.2013, 07:01 (GMT+7)
Nếu cho bú sớm, sữa mẹ mau về hơn, đồng thời trẻ sẽ được bảo vệ chống lại bệnh tật do hàm lượng kháng thể trong sữa non rất cao. Ảnh: Z.E.M
Nếu cho bú sớm, sữa mẹ mau về hơn, đồng thời trẻ sẽ được bảo vệ chống lại bệnh tật do hàm lượng kháng thể trong sữa non rất cao. Ảnh: Z.E.M
LTS: Chuyên trang Khoẻ & Vui có
nhận được email của một số thai phụ và bà mẹ mới sinh con lần đầu thắc
mắc về chuyện cho con bú sữa mẹ, trong đó nhiều người do phải đi làm nên
đã và đang định vắt sữa mẹ để sẵn ở nhà cho bé bú nhưng không biết làm
vậy có bảo đảm an toàn cho sức khoẻ của bé? Liệu sữa mẹ có thời hạn sử
dụng như các loại sữa bán ngoài thị trường? Vắt sẵn có ảnh hưởng đến quá
trình tiết sữa tự nhiên?... Chúng tôi giới thiệu ý kiến của BS.CK2
Nguyễn Thị Thu Hậu, trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM
trả lời chung cho các thắc mắc.
Sữa mẹ có “hạn sử dụng” không?
SGTT.VN - Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất đối với trẻ em. Trong sữa mẹ có gần như đầy đủ các chất mà em bé cần trong những tháng đầu đời và đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ ở những tháng sau. Nhưng dù ai cũng rõ tính ưu việt của sữa mẹ, việc tiếp tục cho con dùng sữa mẹ thế nào khi mẹ phải đi làm thì không phải ai cũng biết.
Bảo quản đúng cách
Nếu như sữa mẹ tiết ra làm căng ngực mẹ, không cho con
bú ngay hoặc vắt sữa ra thì cơ thể có cơ chế tiết kiệm, giảm tiết sữa
dần dần. Cùng với sự lo lắng, thậm chí ám ảnh rằng không đủ sữa cho bé
cũng làm nguồn sữa mẹ bị giảm sút. Khi mẹ đi làm, hãy tranh thủ trước
lúc đi, buổi trưa về, tối ở nhà và ban đêm để cho bé tiếp tục bú mẹ. Hãy
tin tưởng rằng sữa mẹ vẫn dồi dào nếu mẹ ăn uống, nghỉ ngơi và có những
biện pháp bảo vệ nguồn sữa hợp lý. Khi mẹ vắng nhà, bé có thể dùng sữa
đã vắt sẵn để lại.
Cách vắt: Sau khi đã vắt sữa bằng cách
thủ công hay bằng máy vắt chuyên dụng, hãy cho ngay vào tủ lạnh để bắt
đầu quá trình bảo quản. Khi để ra môi trường bên ngoài lâu, chất lượng
sữa sẽ không được đảm bảo như khi bé bú trực tiếp. Trên thị trường hiện
nay có bán loại máy hút sữa tự động. Các bà mẹ có thể sử dụng máy để hút
sữa, cất dành cho trẻ. Sữa mẹ vắt ra vừa có thể để dành, phòng khi mẹ
vắng nhà lại vừa giúp đỡ tắc sữa. Sữa mẹ bảo quản tốt có thể để dành cho
trẻ uống thêm khi không có mẹ bên cạnh.
Bảo quản: Sữa mẹ sau khi vắt, nếu để ở
nhiệt độ thường khoảng 26°C thì chỉ dùng an toàn trong 4 – 6 giờ,
khoảng 22°C thì có thể dùng trong 6 – 8 giờ. Sữa mẹ được lưu trữ trong
ngăn thường của tủ lạnh có thể sử dụng trong vòng 24 giờ. Nếu lưu trữ
trong ngăn đá, lượng sữa này có thể sử dụng dần trong khoảng hai tuần.
Khi lưu trữ trong tủ đông chuyên biệt -18°C, có thể giữ sữa mẹ đến tận
sáu tháng.
Chớ phí sữa non
Thông thường, từ tháng thứ tư của thai kỳ, mẹ đã bắt
đầu có sữa non, với nhiều năng lượng và kháng thể. Ngay sau sinh, sữa
non đã sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu của bé. Trẻ mới sinh chỉ cần vài ml
sữa non là đủ. Nếu cho bú sớm, sữa mẹ mau về hơn, đồng thời trẻ sẽ được
bảo vệ chống lại bệnh tật do hàm lượng kháng thể trong sữa non rất cao.
Vì vậy, các bác sĩ khuyên các bà mẹ cho con bú sớm ngay sau sinh, càng
sớm càng tốt, trong vòng nửa giờ đầu. Không nên cho trẻ uống bất kỳ loại
sữa hay nước nào khác vì như vậy vừa bỏ phí nguồn sữa non, vừa làm mất
phản xạ tiết sữa của mẹ làm sữa chậm về. Chưa kể nguồn thức ăn đưa từ
ngoài vào không thể vệ sinh và tươi mới như sữa mẹ, trẻ ăn thức ăn bên
ngoài quá no sẽ ngủ suốt, lười bú mẹ và có thể chê luôn sữa mẹ về sau.
Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ có sự biến đổi nhẹ tuỳ thời điểm trong
ngày, đầu và cuối cữ bú, cũng như giữa các bà mẹ khác nhau, nhưng được
điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của trẻ. Trong từng giai đoạn phát
triển của trẻ, sữa mẹ cũng thay đổi theo để đáp ứng hai nhu cầu dinh
dưỡng và miễn dịch. Với những bà mẹ sinh con non tháng, trong vài tuần
lễ đầu tiên, mẹ sẽ có sữa “non tháng” có hàm lượng chất đạm cao hơn sữa
thông thường.
Đừng lo thiếu sữa
Các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nhiều
nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng đa số các bà mẹ đều đủ sữa cho con
nếu biết cách cho bú đúng. Số lượng tế bào tiết sữa trong bầu ngực của
các bà mẹ là như nhau, khoảng 2 triệu tế bào, bất kể ngực to hay nhỏ.
Khi cho con bú nhiều và bú cạn sữa trong ngực, nhất là bú đêm, sữa mẹ sẽ
tạo ra liên tục để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Bà mẹ chỉ cần ăn thêm 1 – 2
chén cơm mỗi bữa ăn là đủ. Tuy nhiên, tâm lý đóng vai trò rất quan
trọng trong sự tiết sữa, nếu mẹ tin tưởng rằng mình đủ sữa cho con và
tinh thần sảng khoái thì sữa sẽ tiết ra nhiều hơn. Vì vậy, cần thiết
phải tạo cho mẹ một không khí thoải mái và niềm tin vào việc nuôi con
bằng sữa mẹ. Những thức ăn dân gian có tác dụng lợi sữa chủ yếu là về
phương diện tâm lý. Những thức ăn nào không độc hại (chất kích thích,
bia rượu, một số loại gia vị có vị nồng có thể làm thay đổi mùi sữa mẹ…)
được bà mẹ tin tưởng tạo ra sữa nhiều thì sẽ giúp mẹ có nhiều sữa hơn.
BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét